Vì lợi ích và sự an toàn của trẻ, các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đi tiêm phòng theo đúng lịch. Việc tiêm phòng phải được thực hiện đúng chỉ định và tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc qui định. Tiêm chủng có tác dụng phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn có thể gây nguy hiểm tới tính mạng trẻ. Tuy nhiên, cũng có trường hợp không nên tiêm phòng: đó là những trẻ đang ở trong tình trạng mà việc tiêm phòng có thể gây ra những phản ứng nguy hiểm.Những trường hợp này được coi là "chống chỉ định" của việc tiêm phòng.
Các trường hợp chống chỉ định và tạm hoãn tiêm chủng vắc xin
a) Trẻ có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc xin lần trước như: sốt cao trên 390C kèm co giật hoặc dấu hiệu não/màng não, tím tái, khó thở.
b) Trẻ có tình trạng suy chức năng các cơ quan (như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan, …).
c) Trẻ bị suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS, bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh) chống chỉ định tiêm chủng các loại vắc xin sống.
d) Các trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin.
2. Các trường hợp tạm hoãn
a) Trẻ mắc các bệnh cấp tính, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng.
b) Trẻ sốt ≥ 37,5OC hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,5OC (đo nhiệt độ tại nách).
c) Trẻ mới dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 thángtrừ trường hợp trẻ đang sử dụng globulin miễn dịch điều trị viêm gan B.
d) Trẻ đang hoặc mới kết thúc liều điều trị corticoid (uống, tiêm) trong vòng 14 ngày.
đ) Trẻ sơ sinh có cân nặng dưới 2000g.
e) Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin.
Ngoài ra, Bộ Y tế cũng yêu cầu cơ sở tiêm chủng phải thực hiện tốt công tác khám sàng lọc cho trẻ trước khi tiêm theo các bước: Hỏi tiền sử và các thông tin có liên quan; đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại; kết luận.Do đó, trước khi cho trẻ tiêm phòng, các bậc phụ huynh nên báo cho cán bộ y tế biết về tình trạng sức khỏe trước đây và hiện nay của trẻ, để cán bộ y tế cân nhắc trước khi tiêm phòng hoặc hoãn lại ngày tiêm nếu cần thiết.
Việc tiêm chủng cho trẻ luôn luôn là cần thiết, các bậc phụ huynh cần cho trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch!
Sức khỏe toàn dân là Trang thông tin chính thức của Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế, cung cấp đầy đủ các thông tin chính thống, kiến thức và hàng loạt các tiện ích để phục vụ người dân chủ động chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình theo Chương trình Sức khỏe Việt Nam, vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn.
© Trang thông tin Sức khỏe toàn dân thuộc Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế
Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Trang thông tin Sức khỏe toàn dân phải có sự đồng ý bằng văn bản của Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế.
Giấy phép của Bộ Thông Tin và Truyền Thông - số 225/GP-TTDT ngày 30/08/2018