Hiện nay, trẻ bị sâu răng sữa ngày càng nhiều. Chất đường, mảng bám, thói quen ăn uống và ngay cả bề mặt răng là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến răng và gây sâu răng.
Trẻ không có thói quen vệ sinh răng miệng trước khi đi ngủ cũng liên quan nhiều đến sâu răng.Tiến triển của sâu răng ở răng sữa có tốc độ nhanh hơn so với răng vĩnh viễn.
Khởi đầu là tổn thương ở bề mặt men với vết trắng, nếu được đo độ cứng sẽ thấy giảm hơn so với men lành. Ở giai đoạn này nếu răng trẻ được bôi gel flour vào bề mặt răng thì có thể hồi phục tái khoáng và vết trắng mất đi.
Nếu không được xử trí thì tổn thương sâu răng sẽ tiếp tục phá hủy lớp men, sau đó đến lớp ngà răng, lỗ sâu răng thường có hình tròn, miệng trên hẹp, dưới rộng.
Sâu răng sữa nếu không được điều trị sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, khiến trẻ khó chịu và có thể dẫn tới biếng ăn. Nhổ răng cho trẻ ở lứa tuổi nhỏ rất khó khăn.
Ngoài ra, sâu răng sữa còn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng răng vĩnh viễn như mầm răng vĩnh viễn có thể bị phá hủy hoặc răng vĩnh viễn có thể mọc sai vị trí do răng sữa bị nhổ quá sớm.
Để ngăn chặn và phòng ngừa sâu răng sữa ở trẻ, chị cần tập cho cháu cách đánh răng, sử dụng nước muối loãng súc miệng, điều chỉnh, kiểm soát chế độ và thói quen ăn uống của trẻ, không để trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt, nhất là ban đêm.
Các triệu chứng bao gồm đau, dày niêm mạc miệng, xuất hiện các dát hoặc mảng bám màu trắng bên trong miệng, bao gồm cả phía trong má và phía trên lưỡi
Sức khỏe toàn dân là Trang thông tin chính thức của Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế, cung cấp đầy đủ các thông tin chính thống, kiến thức và hàng loạt các tiện ích để phục vụ người dân chủ động chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình theo Chương trình Sức khỏe Việt Nam, vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn.
© Trang thông tin Sức khỏe toàn dân thuộc Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế
Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Trang thông tin Sức khỏe toàn dân phải có sự đồng ý bằng văn bản của Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế.
Giấy phép của Bộ Thông Tin và Truyền Thông - số 225/GP-TTDT ngày 30/08/2018