Cầu răng là cách làm kinh điển, răng giả được gắn cố định vào răng thật bên cạnh răng mất trong xương hàm và phù hợp với khả năng tài chính của nhiều người
1. Điều kiện:
- Để áp dụng được phương pháp làm cầu răng nhất thiết phải còn ít nhất hai răng bên cạnh răng đã mất.
- Điều kiện để có một cầu răng chắc khoẻ là hai răng làm trụ cầu phải còn đủ khoẻ.
2. Phương pháp:
Hai răng làm trụ cầu được mài nhỏ để mang hai vỏ răng sứ, hai vỏ răng này được đúc gắn chặt với một thân răng thế vào răng bị mất tức là răng mới gắn vào là một bộ gồm 3 răng đúc dính vào nhau.
3. Ưu điểm của phương pháp cầu răng:
- Hoàn thiện nhanh trong hai lần hẹn cách nhau 2-3 ngày.
- Thẩm mỹ và chức năng tương đối tốt.
- Chi phí hợp với khả năng chi trả của phần lớn khách hàng.
4. Nhược điểm:
- Phải có hai răng cạnh răng mất và hai răng đó phải còn khỏe.
- Hai răng bên cạnh phải được mài giảm thể tích bề mặt thân rang.
- Hai răng trụ cầu làm việc cho diện tích của 3 mặt nhai.
- Có gầm cầu sau vài năm sử dụng, có thể đọng ít hoặc nhiều thức ăn
5. Về độ bền:
- Chất liệu để làm cầu răng thường là hợp kim đúc ở bên trong thân cầu để chịu lực và sứ là lớp phủ ngoài tạo hình thể và màu sắc thẩm mỹ cho răng. Hai chất này có độ cứng cao hơn men răng nên khó có thể hỏng được.
- Tuy nhiên cầu răng được gắn chặt vào hai răng thật mang cầu trong miệng nên tuổi thọ của cầu răng còn phụ thuộc vào độ vững chắc của hai răng khi bắt đầu làm răng và tuổi thọ của hai răng đó, vì vậy để dùng cầu răng lâu dài hai răng mang cầu cần được khám chăm sóc một cách định kỳ và vệ sinh răng đúng cách.
Các triệu chứng bao gồm đau, dày niêm mạc miệng, xuất hiện các dát hoặc mảng bám màu trắng bên trong miệng, bao gồm cả phía trong má và phía trên lưỡi
Sức khỏe toàn dân là Trang thông tin chính thức của Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế, cung cấp đầy đủ các thông tin chính thống, kiến thức và hàng loạt các tiện ích để phục vụ người dân chủ động chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình theo Chương trình Sức khỏe Việt Nam, vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn.
© Trang thông tin Sức khỏe toàn dân thuộc Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế
Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Trang thông tin Sức khỏe toàn dân phải có sự đồng ý bằng văn bản của Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế.
Giấy phép của Bộ Thông Tin và Truyền Thông - số 225/GP-TTDT ngày 30/08/2018